Mẫu Tờ khai bổ sung CO form RCEP? CO form RCEP gốc bị mất thì có được cấp bản sao hay không? Mẫu CO form RCEP?
CO form RCEP xuất khẩu là gì? Mẫu CO form RCEP xuất khẩu?
CO form RCEP (Giấy chứng nhận xuất xứ form RCEP) hay CO mẫu RCEP là chứng nhận xuất xứ được phát hành theo Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (sau đây gọi là Hiệp định RCEP).
Mẫu CO form RCEP (Giấy chứng nhận xuất xứ form RCEP) áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT.
Trong đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BCT: CO form RCEP có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.
Tải về Mẫu CO form RCEP xuất khẩu.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BCT về CO form RCEP:
Theo đó:
(1) CO form RCEP do cơ quan, tổ chức cấp CO của nước thành viên xuất khẩu cấp dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
(2) Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp CO bằng văn bản hoặc bằng hình thức điện tử cho cơ quan, tổ chức cấp CO theo quy định của nước thành viên xuất khẩu.
(3) CO form RCEP đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số tham chiếu riêng.
- Được thể hiện bằng tiếng Anh.
- Có chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp CO của nước thành viên xuất khẩu. Chữ ký và con dấu được thể hiện bằng tay hoặc bằng hình thức điện tử.
- Có thể khai báo hai hay nhiều hóa đơn thương mại cho một lô hàng.
- Có thể bao gồm nhiều loại hàng hóa với điều kiện mỗi loại hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng.
- Xác định hàng hóa có xuất xứ và đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
- Bao gồm các thông tin tối thiểu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Mẫu Tờ khai bổ sung CO form RCEP? CO form RCEP gốc bị mất thì có được cấp bản sao hay không? Mẫu CO form RCEP? (Hình từ Internet)
CO form RCEP gốc bị mất thì có được cấp bản sao hay không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BCT thì:
Trường hợp CO form RCEP gốc bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể đề nghị bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức cấp CO của nước thành viên xuất khẩu cấp bản sao chứng thực của CO gốc.
Lưu ý: Bản sao phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được cấp không quá 01 năm sau ngày cấp CO gốc.
- Dựa trên đơn đề nghị cấp CO gốc.
- Bao gồm số tham chiếu và ngày phát hành của CO gốc.
- Mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”.
Mẫu Tờ khai bổ sung CO form RCEP?
Mẫu Tờ khai bổ sung CO form RCEP được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BCT.
Tải về Mẫu Tờ khai bổ sung CO form RCEP.
Thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, cơ quan cấp CO form RCEP là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 05/2022/TT-BCT về lưu trữ hồ sơ
Lưu trữ hồ sơ
1. Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.
2. Nhà nhập khẩu lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày nhập khẩu hàng hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.
3. Hồ sơ lưu trữ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được lưu trữ bằng bất kỳ hình thức nào có thể cho phép truy xuất nhanh chóng, bao gồm cả ở dạng kỹ thuật số, điện tử, quang học, từ tính hoặc văn bản theo quy định của nước thành viên đó.
Như vậy, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp CO form RCEP hoặc cơ quan có thẩm quyền lưu trữ ít nhất là 03 năm kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc dài hơn theo quy định của mỗi nước thành viên đối với các tài liệu liên quan chứng minh hàng hóa có xuất xứ.
Trong đó, hồ sơ lưu trữ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Thông tư 05/2022/TT-BCT được lưu trữ bằng bất kỳ hình thức nào có thể cho phép truy xuất nhanh chóng, bao gồm cả ở dạng kỹ thuật số, điện tử, quang học, từ tính hoặc văn bản theo quy định của nước thành viên đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?