Mẫu thư mời dự tiệc Giáng sinh? Cách viết thư mời dự tiệc Giáng sinh? Công ty phải tổ chức lễ Giáng sinh?
Mẫu thư mời dự tiệc Giáng sinh?
Tiệc Giáng Sinh (Christmas Party) là một sự kiện phổ biến diễn ra vào dịp lễ Giáng Sinh (Noel) hàng năm. Đây là dịp để mọi người sum họp, vui chơi, trao đổi quà tặng và chia sẻ niềm vui với nhau.
Lễ Giáng sinh được tổ chức phổ biến, cũng được rất nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, lễ Giáng sinh không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.
Mẫu thư mời tham dự tiệc Giáng sinh (1)
Kính gửi quý vị, Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị tham dự Bữa tiệc Giáng Sinh ... THÔNG TIN CHI TIẾT Thời gian: 19h00, Thứ Sáu, ngày 24/12/2024 Địa điểm: [Địa chỉ cụ thể] Trang phục: Giáng sinh (khuyến khích mặc màu đỏ, xanh lá hoặc trang trí Noel) Chương trình bao gồm: Tiệc tự chọn Chương trình văn nghệ Phần quà bất ngờ Giao lưu và chúc mừng năm mới Rất mong được đón tiếp quý vị! Trân trọng, [Tên người/nhóm tổ chức] Đề nghị phản hồi trước ngày [ngày cụ thể] để chúng tôi chuẩn bị chu đáo. |
Mẫu thư mời tham dự tiệc Giáng sinh (2)
Kính gửi [Tên người nhận], Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và lời chúc mừng mùa lễ hội đến quý vị! Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị tham dự Tiệc Giáng Sinh thường niên của chúng tôi: TIỆC GIÁNG SINH .... Thời gian: [Ngày/Giờ cụ thể] Địa điểm: [Địa chỉ cụ thể] Chương trình: Tiệc buffet với các món ăn đặc sắc Chương trình văn nghệ Phần quà bất ngờ Giao lưu và chúc mừng năm mới Rất mong được đón tiếp quý vị! Vui lòng xác nhận tham dự trước [Ngày] theo số điện thoại/email: [Thông tin liên hệ] Trân trọng kính mời, [Tên người/đơn vị gửi thư] |
*Các mẫu thư mời dự tiệc Giáng sinh trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu thư mời dự tiệc Giáng sinh? Cách viết thư mời dự tiệc Giáng sinh? Công ty phải tổ chức lễ Giáng sinh? (Hình từ Internet)
Cách viết thư mời dự tiệc Giáng sinh? Lễ Giáng sinh người công giáo được nghỉ làm?
Cách viết thư mời dự tiệc Giáng sinh:
(1) Tiêu đề và Lời mở đầu
Viết tiêu đề thân mật và thu hút: "Tiệc Giáng Sinh Ấm Cúng" hoặc "Chào Mừng Mùa Lễ Hội"
Bắt đầu bằng lời chào thân thiện: "Kính mời..." hoặc "Chúng tôi rất hân hạnh mời bạn..."
(2) Thông tin chi tiết
Ngày giờ diễn ra tiệc
Địa điểm cụ thể
Hình thức ăn mặc (nếu có)
Yêu cầu xác nhận tham dự
(3) Nội dung thân thư
Thể hiện sự nồng nhiệt và mong muốn được gặp
Gợi mở không khí vui tươi của dịp Giáng sinh
Lưu ý:
Viết chữ rõ ràng, ngôn từ lịch sự
Thể hiện sự chân thành và niềm nở
Cung cấp đầy đủ thông tin để khách dễ dàng tham dự
*Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết người lao động được hưởng nguyên lương gồm có:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch.
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, ngày lễ Giáng sinh không nằm trong danh sách này nên người lao động (không phân biệt người lao động công giáo) sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày lễ Giáng sinh (Lễ Noel) thì người lao động có thể làm đơn xin nghỉ có hưởng lương (trường hợp còn ngày nghỉ phép năm theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc nghỉ không hưởng lương (trường hợp hết ngày nghỉ phép năm theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Công ty có phải tổ chức lễ Giáng sinh cho người lao động không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, về nghĩa vụ của người sử dụng lao động thì công ty không có nghĩa vụ về việc tổ chức các hoạt động giải trí bao gồm lễ Giáng sinh cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu từ 1/1/2025 thế nào?
- Thu nhập vãng lai là gì? Mức thuế suất áp dụng khi tính thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập vãng lai là bao nhiêu %?
- Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp lý? Phụ lục gia hạn hợp đồng dịch vụ là gì?
- Hướng dẫn lập Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho DN nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hội Liên hiệp Phụ nữ mới nhất? Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là gì?