Mẫu thông báo về việc bắt người đang bị truy nã mới nhất hiện nay? Việc bắt người đang bị truy nã được thực hiện như thế nào?
Mẫu thông báo về việc bắt người đang bị truy nã mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Mẫu số 73 Danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định như sau:
Tải mẫu thông báo về việc bắt người đang bị truy nã mới nhất năm 2023. Tải về
Hướng dẫn điền mẫu thông báo về việc bắt người đang bị truy nã mới nhất năm 2023:
(1) Ghi rõ các trường hợp: bắt người đang bị truy nã;
(2) Gia đình người bị bắt; UBND xã/phường/thị trấn nơi người bị bắt cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao của Việt Nam. Trường hợp bắt người đang bị truy nã phải thông báo cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã;
(3) Giữ trong trường hợp khẩn cấp/tạm giữ/tạm giam.
Bắt người đang bị truy nã (Hình từ Internet)
Việc bắt người đang bị truy nã được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người đang bị truy nã như sau:
Bắt người đang bị truy nã
1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Theo đó, việc bắt người đang bị truy nã được thực hiện như sau:
- Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
- Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Người bị bắt theo quyết định truy nã có những quyền nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền:
a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;
b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.
2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, người bị bắt theo quyết định truy nã có những quyền sau đây:
- Được nghe, nhận quyết định truy nã;
- Được biết lý do mình bị bắt;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bắt người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?