Mẫu thông báo tập trung kinh tế do Ủy ban cạnh tranh Quốc gia ban hành là mẫu nào theo quy định?
- Thông báo tập trung kinh tế có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hay không?
- Mẫu thông báo tập trung kinh tế do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành là mẫu nào theo quy định?
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định hay không?
Thông báo tập trung kinh tế có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hay không?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Cạnh tranh 2018 về hồ sơ thông báo tập trung kinh tế như sau:
Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:
a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.
Như vậy, thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành là một trong những tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
Thông báo tập trung kinh tế có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu thông báo tập trung kinh tế do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành là mẫu nào theo quy định?
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Cạnh tranh 2018 thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành là một trong những tài liệu bắt buộc trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
Mẫu thông báo tập trung kinh tế do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành bao gồm 03 phần chính:
- Thông tin về các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Thông tin về tập trung kinh tế dự định tiến hành;
- Các tài liệu được nộp kèm theo thông báo tập trung kinh tế;
- Thông tin cá nhân/ tổ chức liên hệ: đây là thông tin chi tiết tổ chức, cá nhân mà Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ liên lạc trong quá trình xử lý Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
Tải về Mẫu thông báo tập trung kinh tế do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định hay không?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
m) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận, thụ lý, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát, phát hiện, xác minh và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định liên quan đến hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan nhà nước và các hành vi bị nghiêm cấm khác có liên quan đến cạnh tranh của tổ chức, cá nhân.
5. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.
Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?