Mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất được áp dụng theo mẫu nào?
- Hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tạm ngừng kinh doanh 2 tháng thì phải thông báo với cơ quan nào?
- Mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất được áp dụng theo mẫu nào?
- Hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tạm ngừng kinh doanh 2 tháng mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thể bị xử phạt ra sao?
Hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tạm ngừng kinh doanh 2 tháng thì phải thông báo với cơ quan nào?
Việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh được căn cứ theo Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
2. Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh.
Như vậy, trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tạm ngừng kinh doanh 2 tháng thì phải thông báo với cơ quan:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh;
- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất được áp dụng theo mẫu nào?
Hiện nay, mẫu Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh được áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục III-4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT (thay thế Phụ lục III-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
Như vậy, mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ từ 01/07/2023 là Mẫu tại quy định tại Phụ lục III-4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
TẢI VỀ Mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất 2024
Mẫu Thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất được áp dụng theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tạm ngừng kinh doanh 2 tháng mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thể bị xử phạt ra sao?
Hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ tạm ngừng kinh doanh 2 tháng mà không thông báo cho cơ quan nhà nước thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ (cá nhân) tạm ngừng kinh doanh 2 tháng mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn bị buộc thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về việc tạm ngừng kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?