Mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại được quy định thế nào? Tổ chức hòa giải thương mại có phải công bố công khai mức thù lao hòa giải không?
Mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại được quy định thế nào?
Mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-BTP như sau:
STT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
... | ... | ... |
18. | Báo cáo của chi nhánh/văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại | Mẫu số 18/TP-HGTM |
19. | Thông báo chấm dứt hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại/chi nhánh/văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại | Mẫu số 19/TP-HGTM |
20. | Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam | Mẫu số 20/TP-HGTM |
21. | Danh sách hòa giải viên thương mại gửi Bộ Tư pháp công bố | Mẫu số 21/TP-HGTM |
22. | Sổ theo dõi hoạt động hòa giải thương mại | Mẫu số 22/TP-HGTM |
23. | Sổ theo dõi hòa giải viên thương mại | Mẫu số 23/TP-HGTM |
24. | Sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại | Mẫu số 24/TP-HGTM |
Như vậy, mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại được quy định theo Mẫu số 24/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BTP.
TẢI VỀ mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại tại đây.
Lưu ý: Mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại được thiết kế để sử dụng trên khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm) hoặc có thể được thiết kế trên khổ giấy A3 (297 mm x 420 mm).
Mẫu sổ theo dõi thù lao hòa giải thương mại được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức hòa giải thương mại có phải công bố công khai mức thù lao hòa giải không?
Nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại
...
2. Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
c) Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, tổ chức hòa giải thương mại có nghĩa vụ xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải.
Hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được nhận mức thù lao là bao nhiêu?
Mức thù lao của Hòa giải viên thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
...
Như vậy, không có mức thù lao quy định cụ thể đối với Hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại mà khoản thù lao này sẽ do Hòa giải viên với các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?