Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Khi viết nội dung trên sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có được dùng bút chì không?
Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay được hướng dẫn tại Mẫu số S14 - DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Lưu ý: Mẫu này dùng cho các TK 136, 138, 141, 334, 336, 338.
Tải về Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay.
Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán (ngoài TK 131, 331) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Mẫu số S14 - DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
- Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ;
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;
- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;
- Cột 1: Ghi tỷ giá ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;
- Cột 2: Ghi số tiền ngoại tệ (Nguyên tệ) phát sinh bên Nợ;
- Cột 3: Ghi số tiền ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;
- Cột 4: Ghi số tiền phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ;
- Cột 5: Ghi số phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ đã quy đổi ra đồng Việt Nam;
- Cột 6, 8: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ sau mỗi nghiệp vụ thanh toán;
- Cột 7, 9: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ đã được quy đổi ra đồng Việt Nam sau mỗi nghiệp vụ thanh toán.
Khi viết nội dung trên sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có được dùng bút chì không?
Khi viết nội dung trên sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có được dùng bút chì không, thì khoản 3 Điều 85 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Lập và ký chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định của Luật Kế toán.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng... Chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
7. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký chứng từ thực hiện việc ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
8. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
9. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
10. Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
11. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
Theo đó, khi viết nội dung trên sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không được dùng bút chì, phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?