Mẫu sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư là mẫu nào?
- Mẫu sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư là mẫu nào?
- Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam?
Mẫu sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư là mẫu nào?
Mẫu sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư hiện nay được sử dụng là mẫu TP-LS-40 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP sau đây:
>>> Xem chi tiết: Mẫu sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư tại đây Tải về
Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Luật Luật sư 2006 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư
1. Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình.
Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với hình thức kỷ luật quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 85 của Luật này, luật sư có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Và theo khoản 1 Điều 85 Luật Luật sư 2006 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định định về xử lý kỷ luật đối với luật sư như sau:
Xử lý kỷ luật đối với luật sư
1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
...
Như vậy, theo các quy định trên thì luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình và Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Trường hợp luật sư không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với hình thức kỷ luật sau:
- Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư;
- Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
Mẫu sổ theo dõi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp về tổ chức và hoạt động luật sư là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Luật sư 2006 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với việc Đoàn luật sư không đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, từ chối việc gia nhập Đoàn luật sư, cá nhân có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Và, Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?