Mẫu Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập mới nhất? Lớp phó học tập trường cấp 2, cấp 3 được bầu như thế nào?
Mẫu Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập mới nhất?
Sổ theo dõi học tập là bảng theo dõi học tập giúp lớp phó học tập quản lý, nắm được chi tiết tình hình học tập của cả lớp trong tuần, trong tháng…
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập. Do đó, nhà trường, thầy cô, các bạn học sinh có thể tham khảo Mẫu Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập
Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo
Mẫu Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập mới nhất? Lớp phó học tập trường cấp 2, cấp 3 được bầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập? Lớp phó học tập trường cấp 2, cấp 3 được bầu như thế nào?
Để viết Sổ theo dõi học tập của lớp phó học tập, học sinh có thể làm theo các bước sau:
(1) Tạo bìa sổ:
- Ghi rõ "Sổ theo dõi học tập"
- Tên lớp và năm học
- Tên lớp phó học tập
(2) Trang thông tin chung:
- Danh sách học sinh trong lớp
- Thông tin giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn
(3) Bảng theo dõi điểm số:
- Tạo bảng có các cột: STT, Họ tên, các môn học, Điểm trung bình
- Cập nhật điểm số của từng học sinh theo từng môn
(4) Bảng theo dõi chuyên cần: Ghi ngày tháng, tên học sinh vắng mặt và lý do
(5) Nhận xét học tập hàng tháng:
- Đánh giá chung về tình hình học tập của lớp
- Nêu những học sinh có thành tích tốt và cần cải thiện
(6) Kế hoạch học tập:
- Ghi các mục tiêu học tập của lớp
- Liệt kê các hoạt động học tập dự kiến
(7) Ghi chép các cuộc họp lớp về học tập
(8) Phần ghi chú và đề xuất
Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về lớp học ở trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông như sau:
Lớp học
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
2. Hoạt động của lớp học bảo đảm tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
4. Số học sinh trong mỗi lớp học của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.
Theo quy định trên thì mỗi lớp học ở trường cấp 2, cấp 3 sẽ có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
Như vậy, lớp phó học tập trường cấp 2, cấp 3 do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
Học sinh trong lớp học ở trường cấp 2, cấp 3 có bắt buộc phải tham gia các hoạt động tại lớp không?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Theo đó, tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học là một trong những nhiệm vụ của học sinh tại trường cấp 2, cấp 3.
Như vậy, học sinh trong lớp học ở trường cấp 2, cấp 3 có nhiệm vụ phải tham gia các hoạt động tại trường tại lớp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?