Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non?

Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non? Quyền và nghĩa vụ của trẻ em mầm non khi học tập tại trường mầm non là gì theo quy định pháp luật hiện hành?

Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu sổ điểm danh trẻ mầm non đến lớp. Do đó, tuỳ theo tính chất, đặc thù của cơ sở giáo dục mầm non sẽ tạo một bảng điểm danh trẻ mầm non đến lớp phù hợp.

Có thể tham khảo sổ điểm danh trẻ mầm non đến lớp dành cho giáo viên mầm non mới nhất sau đây:

 Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp

TẢI VỀ: Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp

Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Theo Điều 26 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục mầm non như sau:

Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Đồng thời, tại Điều 32 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non
1. Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.
2. Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.

Như vậy, trẻ em có độ tuổi đi học từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi thì được nhận vào trường mầm non.

Lưu ý: Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.

Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non?

Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của trẻ em mầm non khi học tập tại trường mầm non là gì?

Trẻ em mầm non có quyền và nhiệm vụ được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

Về quyền của trẻ em mầm non:

(1) Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.

(2) Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.

(3) Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.

(4) Đ­ược bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.

(5) Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.

(6) Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

(7) Đ­ược hư­­ởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ của trẻ em mầm non:

(1) Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.

(2) Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.

(3) Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.

(4) Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.

(5) Thực hiện các quy định của trường mầm non.

Ai chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý chất lượng nuôi, dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường;
b) Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường; quyết định khen thưởng.
Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
...

Như vậy, người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý chất lượng nuôi, dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trường mầm non là Hiệu trưởng trường mầm non.

Trẻ em mầm non
Trường mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu sổ điểm danh trẻ em mầm non đến lớp? Trẻ em từ bao nhiêu tuổi được nhận vào trường mầm non?
Pháp luật
Trường mầm non bắt buộc phải công khai thực đơn hằng ngày của trẻ? Mục đích của việc công khai?
Pháp luật
Điều kiện thành lập trường mầm non là gì? Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất tối thiểu để thành lập trường mầm non như thế nào?
Pháp luật
Tại trường mầm non, tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi là bao nhiêu trẻ theo quy định?
Pháp luật
Chuyển đổi trường mần non tư thục sang trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có cần văn bản cam kết của nhà đầu tư không?
Pháp luật
Trường mầm non công lập có phải tổ chức hoạt động xã hội cho học sinh không? Gia đình có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Trường mầm non có phải thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục không? Quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Yêu cầu về tính an toàn của học liệu sử dụng trong trường mầm non dạng xuất bản phẩm như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong trường mầm non do ai thành lập? Hội đồng có tối thiểu bao nhiêu người?
Pháp luật
Học liệu tự làm sử dụng trong trường mầm non là gì? Yêu cầu về tính an toàn, tính giáo dục của học liệu tự làm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em mầm non
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
93 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào