Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Hướng dẫn cách ghi sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
- Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Thông tư 133/2016/TT-BTC có bắt buộc áp dụng không?
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Mẫu số S02c1 - DNN và Mẫu số S02c2-DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Tải về Mẫu số S02c1 - DNN.
Tải về Mẫu số S02c2-DNN.
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay?
Cách ghi sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất hiện nay được hướng dẫn tại Mẫu số S02c1 - DNN và Mẫu số S02c2-DNN ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
Sổ Cái có 2 loại: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.
+ Sổ Cái ít cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.
Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-DNN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.
+ Sổ Cái nhiều cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.
Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-DNN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.
- Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có của các tài khoản cấp 2.
* Phương pháp ghi Sổ Cái:
- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.
- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.
- Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo tài chính.
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Thông tư 133/2016/TT-BTC có bắt buộc áp dụng không?
Mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Thông tư 133/2016/TT-BTC có bắt buộc áp dụng không, thì theo Điều 84 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Quy định chung về chứng từ kế toán và hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2. Các loại chứng từ kế toán tại danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
3. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để ghi chép chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4. Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Theo đó, mẫu sổ cái dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của doanh nghiệp vừa và nhỏ được hướng dẫn tại Thông tư 133/2016/TT-BTC chỉ mang tính chất tham khảo trong trường hợp không tự xây dựng.
Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu này phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?