Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?
- Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?
- Hướng dẫn cách ghi quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị xử phạt thế nào?
Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào?
Căn cứ Phụ lục II Mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn ban hành hèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Mẫu số | Tên mẫu biểu |
... | ... |
06/QĐ | Quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xử phạt) |
07/QĐ | Quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn |
08/QĐ | Quyết định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự |
Theo đó, quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định theo Mẫu 07/QĐ ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được đính chính bởi khoản 3 Công văn 29/CP-KTTH năm 2021).
TẢI VỀ Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Mẫu quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Căn cứ Mẫu 07/QĐ ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được đính chính bởi khoản 3 Công văn 29/CP-KTTH năm 2021) thì việc ghi quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được hướng dẫn cụ thể như sau:
Mục [1]: Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP;
Mục [2]: Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;
Mục [3]: Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP;
Mục [4]: Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
Mục [5]: Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;
Mục [6]: Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Mục [7]: Ghi rõ lý do tạm đình chỉ theo điểm... khoản... điều... của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Mục [8]: Ghi tên cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tang vật, phương tiện liên quan đến vụ việc;
Mục [9]: Ghi rõ họ tên cá nhân, tên tổ chức vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị tạm đình chỉ;
Mục [10]: Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt ”KT.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau đây:
- Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;
- Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
- Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
- Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;
- Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?