Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông mới nhất là mẫu nào?
- Người thực hiện giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có phải lập Quyết định thành lập Tổ giám định không?
- Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi giám định tư pháp có nội dung thế nào?
Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông mới nhất là biểu mẫu số 01 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư 25/2024/TT-BTTTT có quy định như sau:
Tải về Mẫu Quyết định thành lập Tổ giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông mới nhất tại đây. Tải về
Mẫu quyết định thành lập Tổ giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Người thực hiện giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có phải lập Quyết định thành lập Tổ giám định không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT có quy định như sau:
Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định.
2. Người thực hiện giám định có trách nhiệm lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu chính sau đây:
a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
b) Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định tư pháp hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định;
c) Biên bản giao, nhận hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định; biên bản mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật;
d) Đề cương giám định (nếu có);
đ) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
e) Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có);
g) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
h) Bản kết luận giám định tư pháp;
i) Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả đối tượng giám định (nếu có);
k) Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).
...
Theo đó, người thực hiện giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có trách nhiệm lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu chính sau đây:
- Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định tư pháp hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định;
- Biên bản giao, nhận hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định; biên bản mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật;
- Đề cương giám định (nếu có);
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có);
- Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
- Bản kết luận giám định tư pháp;
- Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả đối tượng giám định (nếu có);
- Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).
Như vậy, người thực hiện giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có trách nhiệm lập Quyết định thành lập Tổ giám định.
Trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi giám định tư pháp có nội dung thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi giám định tư pháp có nội dung, cụ thể:
(1) Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;
(2) Xây dựng nguồn nhân lực làm giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý;
(3) Chuẩn bị và chịu trách nhiệm về nội dung, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;
(4) Phối hợp với Vụ Pháp chế, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
(5) Tổ chức thực hiện việc lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định;
(6) Đề xuất khen thưởng đối với người làm giám định thuộc đơn vị mình;
(7) Thực hiện việc thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư 25/2024/TT-BTTTT;
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Thông tư 25/2024/TT-BTTTT.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau sáp nhập tỉnh xã: thời hạn hoàn thành là khi nào? Hoàn thiện Đề án sáp nhập tỉnh xã?
- Tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường phải bảo đảm yêu cầu gì đối với việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu? Nguyên tắc dạy thêm học thêm trong nhà trường ra sao?
- Có phải thực hiện đăng ký người phụ thuộc lại khi người lao động chuyển sang chỗ làm mới hay không? Ai là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh?
- Mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái? Điều kiện đề xuất đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái được quy định như thế nào?
- Lịch phát sóng VTV1 ngày 17 4 2025? Chi tiết lịch phát sóng kênh VTV1 ngày 17 4 2025 như thế nào?