Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Bước chuẩn bị giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện thế nào?
- Bước tiến hành giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện ra sao?
- Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền giám sát tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn về việc gì?
Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn hiện nay là Mẫu 06/QĐ-GSCĐ ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020 về Quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
Tải về Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684
Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định? (Hình từ Internet)
Bước chuẩn bị giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Bước 1 Phần II Quy trình giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020, bước chuẩn bị giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện như sau:
(1) Xây dựng đề cương giám sát
- Căn cứ nội dung giám sát, Trưởng đoàn giám sát có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong đoàn giám sát xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng giám sát báo cáo.
- Đề cương phải bám sát vào từng nội dung cụ thể của đơn vị ở mỗi cấp công đoàn theo từng thời điểm tiến hành giám sát.
+ Nêu đặc điểm tình hình: Những thuận lợi, khó khăn theo gợi ý của đề cương tại thời điểm giám sát.
+ Nêu việc thực hiện đối với từng nội dung giám sát,
+ Đánh giá chung: Ưu, khuyết điểm
+ Kiến nghị, đề xuất;
- Báo cáo bằng văn bản và đính kèm các phụ lục (nếu có).
(2) Gửi quyết định giám sát
Trưởng đoàn giám sát gửi quyết định (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo) cho đối tượng giám sát biết ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định giám sát để chuẩn bị cho cuộc giám sát, trong đó nêu rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo với đoàn giám sát.
(3) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn giám sát
- Trưởng đoàn giám sát tổ chức họp đoàn để phổ biến, quán triệt nội dung giám sát, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn giám sát.
- Việc phân công nhiệm vụ cần phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với sở trường của từng thành viên;
- Từng thành viên xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, có thể xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với trưởng đoàn (nếu cần).
Bước tiến hành giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Bước 2 Phần II Quy trình giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 684/QĐ-TLĐ năm 2020, bước tiến hành giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn thực hiện như sau:
(1) Tổ chức công bố quyết định giám sát
- Trưởng đoàn giám sát có trách nhiệm tổ chức buổi làm việc với đơn vị được giám sát để công bố và triển khai thực hiện quyết định giám sát.
- Thành phần tham dự:
+ Các thành viên theo quyết định đoàn giám sát.
+ Đối với công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương thành phần gồm thường trực và lãnh đạo các ban, bộ phận có nội dung liên quan.
+ Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở thành phần gồm các ủy viên ban thường vụ.
(2) Tiến hành giám sát, xem xét hồ sơ, tài liệu
- Đơn vị được giám sát báo cáo bằng văn bản về những nội dung liên quan đến cuộc giám sát.
- Đoàn giám sát tiếp nhận và nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát để xem xét.
- Đoàn giám sát nêu ra các câu hỏi về các nội dung cần làm rõ thêm hoặc yêu cầu bổ sung thêm báo cáo bằng văn bản (nếu cần).
- Đơn vị được giám sát báo cáo, giải trình những vấn đề do đoàn giám sát nêu ra.
- Trường hợp cần phải tiến hành làm việc, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì trưởng đoàn giám sát xem xét, quyết định hoặc làm việc đối với đơn vị cấp dưới (nếu có) để có cơ sở đánh giá, nhận xét.
- Tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét từng nội dung giám sát.
Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền giám sát tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn về việc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
1. Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.
3. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.
...
Như vậy, Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?