Mẫu quy chế quản lý công nợ? Vì sao phải xây dựng quy chế quản lý công nợ? Tải mẫu quy chế mới nhất?
Quy chế quản lý công nợ là gì? Mẫu quy chế quản lý công nợ mới nhất?
* Quy chế quản lý công nợ là gì?
Quy chế quản lý công nợ là một văn bản nội bộ của doanh nghiệp, trong đó quy định chi tiết các quy trình, thủ tục, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân liên quan đến việc quản lý các khoản công nợ phải thu và phải trả của doanh nghiệp.
Vai trò của quy chế quản lý công nợ:
- Đảm bảo tính thống nhất: Tất cả các hoạt động liên quan đến công nợ đều được thực hiện theo một quy trình chung, tránh chồng chéo và sai sót.
- Nâng cao hiệu quả: Quy trình rõ ràng giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc, giảm thiểu rủi ro phát sinh.
- Kiểm soát rủi ro: Quy chế giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro nợ xấu, đảm bảo dòng tiền ổn định.
- Cải thiện quản lý: Quy chế là công cụ hữu hiệu để đánh giá, cải tiến quá trình quản lý công nợ.
* Mẫu quy chế quản lý công nợ mới nhất?
Hiện tại không có văn bản nào quy định cụ thể về Mẫu quy chế quản lý công nợ. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu sau đây:
TẢI VỀ Mẫu quy chế quản lý công nợ mới nhất
Lưu ý: Thông tin về Quy chế quản lý công nợ là gì? Mẫu quy chế quản lý công nợ? chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Nợ công bao gồm những loại nợ nào? Nguyên tắc quản lý nợ công theo quy định hiện nay như thế nào?
Quy chế quản lý công nợ là gì? Mẫu quy chế quản lý công nợ mới nhất? (Hình từ Internet)
Vì sao phải xây dựng quy chế quản lý công nợ?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng như sau:
Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng
1. Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
2. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
3. Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
4. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên không?
Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng.
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, doanh nghiệp căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.
Mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn được tính theo tỷ lệ (%) của khoản nợ quá hạn phải trích lập theo thời hạn quy định nhân (x) với tổng nợ còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả.
Ví dụ: Công ty A có phát sinh các nghiệp vụ bán hàng cho Công ty B theo từng hợp đồng và đã quá hạn thanh toán như sau:
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 01 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 5 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 7 tháng.
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 02 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 15 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 13 tháng.
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 03 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 10 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 25 tháng.
- Tổng nợ phải thu quá hạn của Công ty B: 30 triệu đồng.
- Đồng thời, Công ty A có mua hàng của Công ty B, số tiền Công ty A phải trả cho Công ty B là: 10 triệu đồng.
- Như vậy, số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả đối với Công ty B là: 20 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 01 là: 5/30 x 20 triệu đồng x 30% = 1 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 02 là: 15/30 x 20 triệu đồng x 50% = 5 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 03 là: 10/30 x 20 triệu đồng x 70% = 4,67 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?