Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp? Thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ? 11 Quyền của doanh nghiệp?

Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ dành cho doanh nghiệp mới nhất? Thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ theo Luật Doanh nghiệp 2020? 11 Quyền của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020?

Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ dành cho doanh nghiệp:

Tải về Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp

Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ dành cho doanh nghiệp? Thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ?

Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ dành cho doanh nghiệp? Thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ?

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ tại Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc

Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
...

Theo đó, đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Căn cứ tại khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc

Giám đốc, Tổng giám đốc
...
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
...

Theo đó, đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ.

C. Doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ tại khoản 2 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020 về Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc:

Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;
b) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
...

Như vậy, đối với Doanh nghiệp nhà nước, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận.

D. Công ty cổ phần

Căn cứ tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 về Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
...

Như vậy, đối với Công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị có quyền Quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ.

Trong đó, Giám đốc, Tổng giám đốc công ty là người có quyền kiến nghị Quy chế chi tiêu nội bộ của công ty. (Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020)

11 Quyền của doanh nghiệp?

11 Quyền của doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

(1) Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

(2) Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

(3) Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

(4) Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

(5) Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

(6) Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

(7) Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

(8) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

(9) Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

(10) Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

(11) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quy chế chi tiêu nội bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thanh tra việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về tài chính khi tra tài chính tại cơ quan hành chính
Pháp luật
Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp? Thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ? 11 Quyền của doanh nghiệp?
Pháp luật
Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào? Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm là gì?
Pháp luật
Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào xây dựng, ban hành?
Pháp luật
Đơn vị nào phải lập quy chế chi tiêu nội bộ? Ai là người có thẩm quyền ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy chế chi tiêu nội bộ
1,221 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế chi tiêu nội bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chế chi tiêu nội bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào