Mẫu phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
- Mẫu phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
- Phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong những hồ sơ nào?
- Quy trình rà soát lần cuối dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được thực hiện thế nào?
Mẫu phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Trong thời gian tới, mẫu phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT như sau:
Tải mẫu phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải Tại đây.
Mẫu phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Phiếu rà soát lần cuối văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong những hồ sơ nào?
(1) Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ;
- Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng;
- Ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình dự thảo văn bản hoặc các cơ quan liên quan (nếu có);
- Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp;
- Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bản chụp ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo văn bản (đối với dự án luật, pháp lệnh); báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo văn bản;
- Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế và báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế.
(2) Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với thông tư
Căn cứ vào khoản 2 Điều 29 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thông tư như sau:
- Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ;
- Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; cơ quan chủ trì tham mưu trình và cơ quan chủ trì soạn thảo ký tắt vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng (ký hồ sơ giấy lưu trữ);
- Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
- Báo cáo thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hồ sơ dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
- Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng;
- Tài liệu khác (nếu có);
- Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế.
Quy trình rà soát lần cuối dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về quy trình rà soát lần cuối dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm lấy ý kiến của Văn phòng Bộ đối với các quy định liên quan đến thủ tục hành chính; tổng hợp và có ý kiến rà soát bằng văn bản gửi cơ quan tham mưu trình; thời hạn rà soát không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Trong 02 ngày làm việc, sau khi nhận được ý kiến rà soát, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến rà soát và gửi Vụ Pháp chế;
- Trong 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo tiếp thu, giải trình của cơ quan tham mưu trình, Vụ Pháp chế có trách nhiệm lập Phiếu rà soát báo cáo Bộ trưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trong quá trình rà soát, Vụ Pháp chế có thể tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị liên quan để làm rõ các nội dung của dự thảo văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?