Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất?
- Việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là bước thứ mấy trong quy trình đánh giá?
- Lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non dựa trên những tiêu chí nào?
Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất?
Mẫu Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non
Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu? (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là bước thứ mấy trong quy trình đánh giá?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có quy định về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b) Cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Theo đó, việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non được thực hiện sau khi giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Có thể nói, việc lấy ý kiến là bước thứ 2 trong quy trình đánh giá.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
Lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018, việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non được thực hiện dựa trên những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
- Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2: Phong cách làm việc
Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em
- Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
- Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
- Tiêu chí 7: Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
- Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
- Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Tiêu chí 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em
- Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?