Mẫu phiếu đề nghị khóa, mở khóa căn cước điện tử? Mở khóa căn cước điện tử theo quy trình thế nào?
Mẫu phiếu đề nghị khóa, mở khóa căn cước điện tử là mẫu nào?
Mẫu phiếu đề nghị khóa, mở khóa căn cước điện tử là mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu phiếu đề nghị khóa, mở khóa căn cước điện tử
Mẫu phiếu đề nghị khóa, mở khóa căn cước điện tử? Mở khóa căn cước điện tử theo quy trình thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cước điện tử bị khóa do vi phạm thỏa thuận trong ứng dụng định danh quốc gia đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Căn cước 2023, công dân bị khóa căn cước điện tử trong các trường hợp sau đây:
Khóa, mở khóa căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
2. Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
...
b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
...
3. Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục khóa, mở khóa căn cước điện tử.
Theo đó, căn cước điện tử có thể bị khóa khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia.
Trong trường hợp này, để được mở khóa thì công dân phải khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia.
Đến đâu để mở khóa căn cước điện tử? Mở khóa căn cước điện tử theo quy trình thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục mở khóa căn cước điện tử
1. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động rà soát, kiểm tra và mở khóa căn cước điện tử khi không còn căn cứ khóa căn cước điện tử.
2. Người bị khóa căn cước điện tử thực hiện yêu cầu mở khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công dân bị khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để làm thủ tục mở khóa căn cước điện tử.
Trong trường hợp công dân bị khóa căn cước điện tử không trực tiếp đến các cơ quan trên để làm thủ tục mở khóa thì có thể làm thủ tục mở khóa thông qua ứng dụng định danh quốc gia.
Theo đó, công dân mở khóa căn cước điện tử theo quy trình như sau:
Bước 1: Người bị khóa căn cước điện tử yêu cầu mở khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP.
Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 2: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị mở khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa căn cước điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và công dân.
Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?