Mẫu phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân như thế nào? Ghi thông tin trên phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân như thế nào cho chính xác?
Mẫu phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân như thế nào?
Theo điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định như sau:
Các biểu mẫu được sử dụng trong cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Các biểu mẫu được sử dụng trong cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân (ký hiệu là CC), bao gồm:
a) Tờ khai căn cước công dân (mẫu số CC01);
b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu số CC02);
c) Giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân (mẫu số CC03);
d) Danh sách đề xuất duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân (mẫu số CC04);
đ) Phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân cần tra cứu (mẫu số CC05);
e) Đề xuất phê duyệt hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (mẫu số CC06);
g) Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (mẫu số CC07);
h) Báo cáo công tác cấp, quản lý căn cước công dân (mẫu số CC08);
i) Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân (mẫu số CC09);
k) Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân (mẫu số CC10);
l) Túi hồ sơ căn cước công dân (mẫu số CC11).
...
Theo đó, phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân được quy định theo Mẫu số CC10 ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA.
TẢI VỀ Mẫu phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân
Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân (Hình từ Internet)
Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân được sử dụng để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định về phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân như sau:
Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân (CC10)
1. Mẫu CC10 dùng cho cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lập để chuyển giao hồ sơ căn cước công dân trong trường hợp công dân chuyển nơi đăng ký thường trú đi các tỉnh, thành phố khác và các trường hợp công dân được cấp thẻ Căn cước công dân ngoài nơi đăng ký thường trú, thì hồ sơ đó sẽ được chuyển về tàng thư căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của công dân để quản lý.
...
Theo đó, phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân dùng cho cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lập để chuyển giao hồ sơ căn cước công dân trong trường hợp công dân chuyển nơi đăng ký thường trú đi các tỉnh, thành phố khác và các trường hợp công dân được cấp thẻ Căn cước công dân ngoài nơi đăng ký thường trú, thì hồ sơ đó sẽ được chuyển về tàng thư căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của công dân để quản lý.
Ghi thông tin trên phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân như thế nào cho chính xác?
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định về phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân như sau:
Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân (CC10)
...
2. Cách ghi thông tin:
a) Mục “Kính gửi”: ghi rõ đơn vị nơi nhận hồ sơ căn cước công dân;
b) Từ mục 1 đến mục 4: ghi các thông tin của công dân theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
c) Mục “Ý kiến đề xuất”: ghi ngắn gọn, cụ thể ý kiến trao đổi giữa đơn vị gửi hồ sơ và đơn vị nhận hồ sơ căn cước công dân;
d) Mục “Xin trả lại phiếu này cho”: ghi đầy đủ, cụ thể tên đơn vị gửi hồ sơ căn cước công dân;
đ) Mục “Ngày....tháng....năm……..”: ghi rõ ngày, tháng, năm gửi Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân và ngày, tháng, năm nhận Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân.
Theo đó, cách ghi thông tin trên phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân như sau:
- Mục “Kính gửi”: ghi rõ đơn vị nơi nhận hồ sơ căn cước công dân;
- Từ mục 1 đến mục 4: ghi các thông tin của công dân theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA như sau:
+ Mục “Họ, chữ đệm và tên”: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Chỉ ghi họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác;
+ Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số;
+ Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”;
+ Mục “Nơi đăng ký thường trú”: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân;
+ Mục "Số thẻ CCCD đã được cấp": ghi đầy đủ số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân vào các mục tương ứng trong biểu mẫu (nếu có)
- Mục “Ý kiến đề xuất”: ghi ngắn gọn, cụ thể ý kiến trao đổi giữa đơn vị gửi hồ sơ và đơn vị nhận hồ sơ căn cước công dân;
- Mục “Xin trả lại phiếu này cho”: ghi đầy đủ, cụ thể tên đơn vị gửi hồ sơ căn cước công dân;
- Mục “Ngày....tháng....năm……..”: ghi rõ ngày, tháng, năm gửi Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân và ngày, tháng, năm nhận Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?