Mẫu mới nhất hợp đồng đặt cọc mua chung cư? Hợp đồng đặt cọc mua chung cư có cần phải công chứng không?
Mẫu mới nhất hợp đồng đặt cọc mua chung cư?
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Hiện nay, không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng đặt cọc mua chung cư. Có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua chung cư dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu mới nhất hợp đồng đặt cọc mua chung cư
Mẫu mới nhất hợp đồng đặt cọc mua chung cư? Hợp đồng đặt cọc mua chung cư có cần phải công chứng không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng đặt cọc mua chung cư có cần phải công chứng không?
Hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2024, Luật Công chứng 2014 đều không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được công chứng hay chứng thực.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
(i) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại khoản (ii).
(ii) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
(iii) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
(iv) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Theo đó, hiện không có quy định cụ thể yêu cầu các bên đặt cọc mua chung cư phải lập thành văn bản và phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để tránh tình trạng phát sinh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.
Lưu ý: Để hợp đồng đặt cọc mua chung cư có hiệu lực cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
(1) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
(2) Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trong hợp đồng đặt cọc mua chung cư các bên có thể thỏa thuận phạt vi phạm được hay không?
Theo khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Theo đó, các bên giao kết hợp đồng đặt cọc mua chung cư có thể thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm cho hợp đồng.
Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác và các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý, sử dụng, khai thác quỹ đất xây dựng công trình sự nghiệp được quy định như thế nào?
- Phương pháp thu nhập trong định giá đất áp dụng trong trường hợp nào? Khảo sát và thu thập thông tin về chi phí thửa đất cần định giá thế nào?
- Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng công chức hàng năm? Trình tự thủ tục đánh giá xếp loại công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu?
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
- Quyền của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai là gì? Căn cứ tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai là gì?