Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam theo quy định hiện nay?
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam?
- Mức trần thù lao liên quan đến việc công chứng bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam ở Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam theo quy định hiện nay?
Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam theo quy định hiện nay là Mẫu TP-CC-26 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch:
TẢI VỀ Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam mới nhất 2023
Trường hợp nào công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam?
Theo khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Công chứng bản dịch
1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
4. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.
Căn cứ trên quy định công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Mức trần thù lao liên quan đến việc công chứng bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam ở Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương.
Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND quy định về mức trần thù lao liên quan đến việc công chứng tại thành phố Hà Nội hiện nay được thực hiện như sau:
Lưu ý: Mức thu trên chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, mức trần thù lao liên quan đến việc công chứng (thù lao dịch thuật) bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt Nam ở Thành phố Hà Nội mới nhất hiện nay là 120.000 đồng/trang A4 (350 từ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?