Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch mới nhất được quy định thế nào?
Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch mới nhất được quy định thế nào?
Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch được quy định tại khoản 21 Điều 30 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
Biểu mẫu kèm theo
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu giấy tờ, sổ sau đây:
...
20. Mẫu biển hiệu của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-20);
21. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-21);
22. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22);
...
Như vậy, theo quy định, mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo Mẫu TP-CC-21 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP.
TẢI VỀ Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch.
Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch mới nhất được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải đảm bảo điều kiện gì?
Yêu cầu về lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 46 Luật Công chứng 2014 như sau:
Lời chứng của công chứng viên
1. Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.
Đồng thời, căn cứ Điều 24 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định:
Lời chứng của công chứng viên
1. Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.
2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
a) Lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch); lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để ký hợp đồng; lời chứng đối với di chúc và các văn bản có liên quan đến di chúc; lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; lời chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản;
b) Lời chứng đối với bản dịch.
3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 61 của Luật Công chứng, các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.
Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, theo quy định, lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
(1) Phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
(2) Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch;
(3) Trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng;
(4) Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Lưu ý: Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
Tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
(2) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
(3) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
(4) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
(5) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Lưu ý: Các bản sao nói trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh dược được đánh giá định kỳ đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự bao lâu một lần?
- Mục tiêu của giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình này có thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn nào? Quỹ Hỗ trợ nông dân phải hạch toán, theo dõi riêng nguồn vốn nào?
- Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ có phải cần có Giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền không?
- Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí xây dựng vào thời điểm nào? Tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?