Mẫu kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào? Khi nào lập kế hoạch kiểm tra?
Mẫu kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào?
Mẫu kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như sau:
Tải về Mẫu kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
Mẫu kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là mẫu nào? (Hình từ internet)
Khi nào lập kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Chuẩn bị kiểm tra
...
3. Lập kế hoạch tiến hành kiểm tra:
a) Căn cứ quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra theo kế hoạch, không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra đột xuất;
b) Kế hoạch tiến hành kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau: mục đích, yêu cầu, đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra, địa điểm, phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra.
4. Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo về nội dung kiểm tra theo đề cương gửi đoàn kiểm tra trước khi công bố quyết định kiểm tra. Đề cương yêu cầu đối tượng được kiểm tra báo cáo gồm các nội dung chính sau: các thông tin chung về đối tượng được kiểm tra; khái quát thông tin của công trình khai thác tài nguyên nước; thông tin về việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của đối tượng được kiểm tra; danh mục hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra.
5. Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản thông báo việc công bố quyết định kiểm tra gửi đối tượng được kiểm tra.
Như vậy, căn cứ quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước, trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trong thời hạn:
+ Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra theo kế hoạch;
+ Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra đột xuất.
Theo đó, kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước gồm các nội dung sau: mục đích, yêu cầu, đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra, địa điểm, phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra.
Lưu ý: Địa điểm và thời gian kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như sau:
- Đoàn kiểm tra làm việc tại địa điểm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
- Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi, thống nhất với đối tượng được kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Địa điểm, thời gian làm việc của đoàn kiểm tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có trách nhiệm:
(1) Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện kiểm tra xem xét đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật khi ra quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên.
Người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT, bảo đảm cuộc kiểm tra được thực hiện đúng pháp luật;
(2) Trưởng đoàn kiểm tra, phó trưởng đoàn kiểm tra và thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và nội dung quyết định kiểm tra;
+ Chấp hành đúng chế độ thông tin, báo cáo, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung, hoạt động kiểm tra; chủ động đánh giá tình hình, kịp thời báo cáo đề xuất đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;
+ Không lợi dụng việc kiểm tra để vụ lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra;
+ Giải thích để đối tượng được kiểm tra hiểu đúng và chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm tra khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?