Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào?
- Việc họp kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính tuân theo những nguyên tắc gì?
- Thời hiệu và căn cứ ra thông báo xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính vi phạm pháp luật được quy định thế nào?
Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính vi phạm pháp luật là Mẫu số 03/GB-XLKL ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 sau đây:
Tải về Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất
Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc họp kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì việc họp kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính tuân theo những nguyên tắc sau:
- Cuộc họp kiểm điểm chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp (không bao gồm đại biểu mời).
- Tại các cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì có trách nhiệm giới thiệu thư ký cuộc họp và biểu quyết thông qua tại cuộc họp để ghi biên bản nội dung cuộc họp.
Biên bản cuộc họp, trong đó phải kết luận được hành vi vi phạm, có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đối với người vi phạm và phải được thông qua tại cuộc họp trước khi kết thúc.
Biên bản và các tài liệu liên quan của cuộc họp kiểm điểm phải được tổng hợp gửi Chủ tịch Hội đồng kỷ luật (trường hợp có Hội đồng kỷ luật) hoặc kèm theo tờ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật (trường hợp không có Hội đồng kỷ luật) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
Đồng thời, theo Điều 5 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì mục đích tổ chức cuộc họp kiểm điểm là để công chức, viên chức vi phạm tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật trước tập thể (kể cả trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật).
Thời hiệu và căn cứ ra thông báo xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính vi phạm pháp luật được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính vi phạm pháp luật cụ thể như sau:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm cho đến thời điểm Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật.
- Các căn cứ để ra thông báo xử lý kỷ luật được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với các trường hợp đã có kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền (như Thanh tra, Kiểm tra, Cơ quan điều tra, Bản án có hiệu lực của Tòa án...) về hành vi của công chức, viên chức vi phạm, nếu còn thời hiệu thì Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật;
+ Đối với các trường hợp chưa có kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền (như đơn thư tố cáo, phản ánh, thông tin đại chúng qua dư luận xã hội, chỉ đạo của cơ quan cấp trên...) thì Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền tổ chức Đoàn (Tổ) Kiểm tra để kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc (kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản từng sự việc đối với công chức, viên chức vi phạm và phải có kết luận sai phạm do thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ký).
Căn cứ vào kết luận đó, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật.
- Chậm nhất trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật.
- Bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị có thẩm quyền, nơi công chức, viên chức vi phạm đang công tác, có trách nhiệm chuẩn bị toàn bộ tài liệu liên quan đến công chức, viên chức vi phạm, như:
+ Dự thảo thông báo xem xét, xử lý kỷ luật,
+ Giấy triệu tập tham gia cuộc họp,
+ Sơ yếu lý lịch trích ngang của công chức, viên chức vi phạm,
+ Các tài liệu khác liên quan đến công chức, viên chức vi phạm, trình Thủ trưởng đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư ở đâu?
- Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới từ 2025? Tra cứu nghành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mới nhất?
- Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên? Tải mẫu tại đâu?