Mẫu giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến người bệnh đột xuất? Hướng dẫn thủ tục chuyển tuyến mới nhất?
Mẫu giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến người bệnh đột xuất?
Mẫu Giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến đột xuất cho người bệnh được quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT, có dạng:
Xem và tải Mẫu Giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến đột xuất cho người bệnh mới nhất
Mẫu giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến người bệnh đột xuất? Hướng dẫn thủ tục chuyển tuyến mới nhất? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chuyển tuyến người bệnh lên tuyến trên, cùng tuyến và tuyến dưới mới nhất?
*Hướng dẫn chuyển tuyến người bệnh lên tuyến trên và cùng tuyến
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thủ tục chuyển viện cho người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến như sau:
Thủ tục chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:
a) Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
d) Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
đ) Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
e) Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
...
Như vậy, khi làm thủ tục chuyển tuyến người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến thì thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
Bước 2: Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT.
Xem và tải Mẫu Giấy chuyển tuyến
Bước 3: Xem xét trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
Bước 4: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
Bước 5: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
*Hướng dẫn chuyển người bệnh về tuyến dưới
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới như sau:
Thủ tục chuyển tuyến
...
2. Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều này.
Theo đó, thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
Bước 2: Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT.
Xem và tải Mẫu Giấy chuyển tuyến
Bước 3: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
Bước 4: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Chuyển tuyến cho người bệnh trong tình trạng cấp cứu cần lưu ý gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2014/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu như sau:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:
- Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
- Thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển;
- Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
- Lỗi đè vạch dừng đèn đỏ ô tô 2025? Xe ô tô dừng quá vạch đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi năm 2025? Hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ?
- Điều khiển, dẫn dắt thú cưng đi vào phần đường xe cơ giới bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được thực hiện mỗi năm mấy lần?