Mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 tham dự kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mới nhất? Có thể tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20 11 theo hình thức nào?
Mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 tham dự kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mới nhất?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thì từ 13/10/1982, ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Dưới đây là một số mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 tham dự kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mới nhất có thể tham khảo:
Tải về Mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 tham dự kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mẫu 1.
Tải về Mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 tham dự kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mẫu 2.
Lưu ý: Mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
>> Lời chúc ngày 20 11 dành cho cô giáo mầm non?
>> Lời chúc cảm động ngày 20 tháng 11 dành tặng giáo viên tiểu học?
Lưu ý: Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày 20 11 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Có thể tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 theo những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Thông tư 26-TT năm 1982 như sau:
3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.
Từ nhiều năm nay , các địa phương đã có kinh nghiệm tổ chức ngày 20 tháng 11. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng Bộ trưởng bảo dảm được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, các địa phương cần thực hiện thông tư này và vận dụng các kinh nghiệm tốt để ngày 20 tháng 11 hàng năm được tổ chức thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Theo đó, trường học có thể tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam theo những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như sau:
- Giới thiệu truyền thống nhà giáo;
- Kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học;
- Trích đọc thư của học sinh gửi về trường;
- Mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện;
- Hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo;
- Giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm;
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao...
Lưu ý: Cần tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Mẫu giấy mời phụ huynh 20 11 tham dự kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam mới nhất? Có thể tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20 11 theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Quy tắc ứng xử của giáo viên trong trường học được quy định như thế nào?
Quy tắc ứng xử của giáo viên trong trường học được quy định tại Điều 6 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:
(1) Ứng xử với người học:
- Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
(2) Ứng xử với cán bộ quản lý:
- Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định.
- Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
(3) Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên:
- Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên.
- Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
(4) Ứng xử với cha mẹ người học:
- Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ.
- Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
(5) Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục:
- Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng.
- Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có bao gồm Trưởng ban Công tác Mặt trận có phải không?
- Lời cảm ơn dành tặng người đàn ông quan trọng ngày 19 tháng 11? Đi làm ngày 19 11 được thưởng bao nhiêu?
- Còng số 8 là gì? Công an nhân dân có phải đối tượng được trang bị còng số 8 khi thực hiện nhiệm vụ không?
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu dành cho doanh nghiệp mới nhất? Hướng dẫn kê khai mẫu đơn xin cấp sổ đỏ?
- Strip Poker là gì? Tội dâm ô đối với người 15 tuổi khi chơi Strip Poker xử phạt mấy năm tù giam?