Mẫu Giấy đề xuất xin tăng ca cho người lao động muốn tăng thêm thu nhập? Hướng dẫn viết Giấy đề xuất xin tăng ca?
Mẫu Giấy đề xuất xin tăng ca cho người lao động muốn tăng thêm thu nhập?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định về mẫu giấy đề xuất tăng ca cho người lao động. Do đó dựa vào tình hình thực tế mà người lao động sẽ soạn mẫu giấy đề xuất tăng ca cho phù hợp.
Dưới đây là mẫu giấy đề xuất tăng ca cho người lao động. Nội dung mẫu giấy đề xuất cụ thể như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Giấy đề xuất xin tăng ca cho người lao động
Mẫu Giấy đề xuất xin tăng ca cho người lao động muốn tăng thêm thu nhập? Hướng dẫn viết Giấy đề xuất xin tăng ca? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết Giấy đề xuất xin tăng ca? Thời gian làm thêm giờ tối đa được quy định thế nào?
* Hướng dẫn viết Giấy đề nghị tăng ca:
(1) Giấy đề nghị này có thể dùng cho cá nhân hoặc tập thể người lao động cùng làm việc trong một bộ phận, một dây chuyền…
(2) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức…
(3) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.
(4) Bộ phận, phòng, ban, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.
(5) Ghi chính xác ngày dự kiến tăng ca. Trường hợp phải tăng ca trong nhiều ngày thì có thể ghi từ ngày…./…../….. đến ngày …../…../…..
(6) Thông thường, lý do tăng ca sẽ căn cứ vào yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp có lý do khác chính đáng, phù hợp thì ghi cụ thể lý do đó.
(7) Thời gian tăng ca phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
* Thời gian làm thêm giờ tối đa được quy định:
(1) Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 ngày
Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 ngày được quy định như sau:
- Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày.
- Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
Trong đó, thời giờ làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần là không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 02 giờ/ngày.
- Chế độ làm việc không trọn thời gian: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
Làm việc không trọn thời gian được hiểu là trường hợp người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường (Điều 32 Bộ luật Lao động 2019).
(Theo điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
(2) Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 tháng
Số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng là 40 giờ/tháng.
Lưu ý: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ đến 60 giờ/tháng nếu có sự đồng ý của người lao động.
(Theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019)
(3) Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 01 năm
Thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 200 giờ/năm.
Trừ một trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ/năm sau đây:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất...
(Theo điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019)
(4) Thời gian làm thêm giờ ban đêm
Hiện nay, trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung về thời gian làm thêm giờ chứ không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.
Như vậy, có thể hiểu rằng, thời gian làm thêm giờ tối đa vào ban đêm cũng được tính như thời gian làm thêm giờ vào ban ngày.
Trong đó, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định là từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau (Theo Điều 106 Bộ luật Lao động 2019)
(5) Thời gian làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết
Người lao động làm thêm vào ngày lễ, tết thì giới hạn tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày.
(Theo khoản 4 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Công ty có được bắt buộc người lao động phải làm tăng ca không?
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, khi công ty muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của người lao động.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà người lao động không được từ chối làm thêm giờ, cụ thể được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, công ty chỉ được bắt buộc người lao động làm thêm giờ (người lao động không được từ chối) trong những trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?