Mẫu giấy đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là Mẫu nào?
- Mẫu giấy đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là Mẫu nào?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính thì có được sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không?
- Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài?
Mẫu giấy đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là Mẫu nào?
Mẫu giấy đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại là Mẫu số 03 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại đây.
Mẫu giấy đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là Mẫu nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính thì có được sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 27 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được sửa đổi trong các trường hợp sau:
...
c) Thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của Văn phòng đại diện đã được cấp phép;
d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài;
đ) Thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài từ một nước sang một nước khác;
e) Thay đổi hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi theo các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải gửi 01 hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến cơ quan cấp Giấy phép để sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký;
b) Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
...
Như vậy, giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được sửa đổi khi thực hiện thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2018/NĐ-CP Cụm từ (30 ngày làm việc) bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 14/2024/NĐ-CP.
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 6 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương;
c) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;
d) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
đ) Quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với đại diện thương mại thuộc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là đại diện thương mại);
g) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tham gia đàm phán, ký kết, điều phối việc thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương; đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và giám sát chung việc thực hiện điều ước quốc tế của các đối tác;
h) Tham mưu giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;
k) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?