Mẫu giấy đặt cọc mua nhà mới nhất là mẫu nào? Tải về file word Mẫu giấy đặt cọc mua nhà tại đâu?
Mẫu giấy đặt cọc mua nhà mới nhất là mẫu nào? Tải về file word Mẫu giấy đặt cọc mua nhà tại đâu?
Hiện nay, pháp luật và các văn bản có liên quan khác không có quy định về Mẫu giấy đặt cọc mua nhà là gì.
Tuy nhiên, đặt cọc có thể hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
(Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015)
Do đó, các bên khi tham gia giao dịch có thể tham khảo qua Mẫu giấy đặt cọc mua nhà mới nhất dưới đây:
File word Mẫu giấy đặt cọc mua nhà tại đây Tải về
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất mới nhất tải
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà ngắn gọn Tải
Mẫu giấy đặt cọc mua nhà mới nhất là mẫu nào? Tải về file word Mẫu giấy đặt cọc mua nhà tại đâu? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi đặt cọc mua nhà được pháp luật quy định như thế nào?
Theo đó, như đã nêu ở trên thì pháp luật không có quy định về việc đặt cọc mua nhà như thế nào. Tuy nhiên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi đặt cọc như sau:
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định:
- Bên đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
+ Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
+ Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
+ Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
+ Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
- Bên nhận đặt cọc có quyền, nghĩa vụ:
+ Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
+ Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
+ Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
+ Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
Công nhận quyền sở hữu nhà ở được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Theo đó, việc công nhận quyền sở hữu nhà ở được pháp luật quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật Nhà ở 2023 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nhà ở thuộc tài sản công.
Nhà ở được ghi nhận quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật Nhà ở 2023 thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu theo thỏa thuận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu đã bán nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp khi hết thời hạn sở hữu mà bên bán không nhận lại nhà ở thì giải quyết theo quy định tại Điều 166 của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà ở, cấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ở là căn hộ chung cư thì phải ghi rõ diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; trường hợp nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn về việc chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất?
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
- Gợi ý quà Noel cho bé? Noel 2024 vào thứ mấy trong tuần? Lễ Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024?
- Mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm? Mức tiền thưởng cán bộ công chức viên chức theo Quyết định 786?
- Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào?