Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước hiện nay đang dùng theo mẫu nào?
- Phương tiện vui chơi giải trí dưới nước là phương tiện có sức chở tối đa bao nhiêu người?
- Khi đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước cho tổ chức cơ quan có thẩm quyền cần ghi những nội dung gì vào sổ đăng ký?
- Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí hiện nay đang dùng theo mẫu nào?
Phương tiện vui chơi giải trí dưới nước là phương tiện có sức chở tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 48/2019/NĐ-CP định nghĩa về phương tiện vui chơi giải trí dưới nước như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là tàu, thuyền hoặc cấu trúc nổi khác được dùng để phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước có sức chở không quá 05 người và hoạt động trong vùng hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố (sau đây viết tắt là phương tiện).
2. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước là vùng nước mà phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước được phép hoạt động trong phạm vi ranh giới an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố.
3. Người lái phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là người trực tiếp điều khiển phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước.
4. Người tham gia vui chơi, giải trí dưới nước là người ở trên phương tiện nhưng không trực tiếp điều khiển phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước, trừ nhân viên phục vụ trên phương tiện.
Theo đó, phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước là tàu, thuyền hoặc cấu trúc nổi khác được dùng để phục vụ vui chơi giải trí dưới nước có sức chở không quá 05 người và hoạt động trong vùng hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố.
Ngoài ra tại Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP có quy định về điều kiện đối với phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước như sau:
Điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
1. Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định này, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
2. Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước
a) Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe;
b) Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định;
c) Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí;
d) Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
Theo đó, phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước cũng cần phải được đăng kiểm như những loại phương tiện khác theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước hiện nay đang dùng theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước cho tổ chức cơ quan có thẩm quyền cần ghi những nội dung gì vào sổ đăng ký?
Theo Điều 18 Nghị định 48/2019/NĐ-CP thì trong sổ đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước phải đảm bảo được các nội dung sau:
(1) Số thứ tự, số đăng ký.
(2) Tên phương tiện, ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
(3) Tên, địa chỉ của chủ phương tiện.
(4) Công dụng, năm sản xuất, nơi/nước sản xuất.
(5) Chiều dài thiết kế, chiều dài lớn nhất.
(6) Chiều rộng thiết kế, chiều rộng lớn nhất.
(7) Chiều cao mạn, chiều chìm.
(8) Mạn khô, vật liệu vỏ.
(9) Số lượng, kiểu và công suất máy chính.
(10) Trọng tải toàn phần, sức kéo, sức đẩy, số người được phép chở.
(11) Ảnh màu có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ phía mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí hiện nay đang dùng theo mẫu nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về việc đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước như sau:
Đăng ký phương tiện
1. Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước (gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện).
2. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thực hiện theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
3. Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi chủ sở hữu phương tiện;
b) Thay đổi tên phương tiện;
c) Thay đổi thông số kỹ thuật của phương tiện.
Theo đó, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước do cơ quan có thẩm quyền cấp là mẫu Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 48/2019/NĐ-CP.
*Tải Mẫu số 06 tại đây: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?