Mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố hợp lệ phải đảm bảo về kích thước, màu sắc và thông tin trên giấy chứng nhận như thế nào?
- Việc cấp Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật?
- Mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố hợp lệ phải đảm bảo về kích thước, màu sắc và thông tin trên giấy chứng nhận như thế nào?
- Khi không làm Bảo vệ dân phố nữa thì cá nhân có phải nộp lại Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố hay không?
Việc cấp Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố thuộc thẩm quyền của ai theo quy định pháp luật?
Căn cứ điểm 2.2.4 khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố như sau:
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
...
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
...
2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:
...
2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho Bảo vệ dân phố; cấp và quản lý việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận, biển hiệu và băng chức danh Bảo vệ dân phố; căn cứ số lượng Bảo vệ dân phố và nhu cầu trang bị, tập hợp số liệu trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, Giấy chứng nhận, biển số hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt cấp kinh phí cho việc trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, in Giấy chứng nhận, Biển hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác phục vụ công tác của Bảo vệ dân phố.
....
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho Bảo vệ dân phố; cấp và quản lý việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường sẽ căn cứ số lượng Bảo vệ dân phố và nhu cầu trang bị, tập hợp số liệu trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, Giấy chứng nhận, biển số hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt cấp kinh phí cho việc trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, in Giấy chứng nhận, Biển hiệu, Băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác phục vụ công tác của Bảo vệ dân phố.
Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố (hình từ Internet)
Mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố hợp lệ phải đảm bảo về kích thước, màu sắc và thông tin trên giấy chứng nhận như thế nào?
Căn cứ điểm 2.2.1 khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC quy định mẫu Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố như sau:
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
...
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
...
2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:
2.2.1. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố do địa phương tự in theo mẫu thống nhất sau đây:
a. Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố (có mẫu kèm theo): hình chữ nhật, kích thước 6 x 9cm. Mặt trước: Nền màu đỏ, xung quanh có khung màu vàng, nét khung có kích thước 0,1cm và cách mép ngoài của giấy 0,5cm. Ở giữa, phía trên in hình huy hiệu Vì An Ninh Tổ Quốc, phía dưới, dòng thứ nhất in dòng chữ: "GIẤY CHỨNG NHẬN", mẫu chữ in hoa, nét 0,1cm màu vàng, chiều cao: 0,4cm. Dòng thứ 2 in: "BẢO VỆ DÂN PHỐ", mẫu chữ in hoa, nét đậm 0,2cm màu vàng, chiều cao 0,5cm. Mặt sau: Nền trắng, có hoa văn bảo vệ, hình huy hiệu Vì an ninh Tổ quốc và khung diềm màu xanh nhạt, nét trong mảnh, nét ngoài đậm. Góc trên bên phải của giấy in, để ghi tên địa phương, theo thứ tự từ trên xuống: phường, thị trấn; Quận, huyện; Tỉnh, thành phố; Số giấy chứng nhận (dùng 3 chữ số bắt đầu từ số 001 theo từng phường, thị trấn; Số giấy chứng nhận với số ghi trên biển hiệu là cùng một số); Phía dưới có khung, kích thước 3cmx4cm dùng để dán ảnh. Bên trái, theo trình tự từ trên xuống là: Quốc hiệu; chữ: CHỨNG NHẬN màu đỏ, chữ in hoa nét đậm 0,1cm, chiều cao 0,3cm; chữ: Ông, bà… dùng để ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm của Bảo vệ dân phố; Tiếp theo là: Chức vụ… dùng để ghi rõ: trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên…; dòng Ban Bảo vệ dân phố, khu phố cụm dân cư: dùng để ghi tên khu phố hoặc cụm dân cư của Ban Bảo vệ dân phố đó (Ví dụ: Khu phố I hoặc cụm dân cư 15); dòng tiếp theo ghi nơi cấp giấy (phường, thị trấn) và ngày, tháng, năm cấp giấy; cuối cùng là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, dành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên.
Mẫu giấy Chứng nhận Bảo vệ dân phố:
Theo quy định vừa nêu trên thì Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố có hình chữ nhật, kích thước 6 x 9cm. Mặt trước: Nền màu đỏ, xung quanh có khung màu vàng, nét khung có kích thước 0,1cm và cách mép ngoài của giấy 0,5cm. Ở giữa, phía trên in hình huy hiệu Vì An Ninh Tổ Quốc, phía dưới, dòng thứ nhất in dòng chữ: "GIẤY CHỨNG NHẬN", mẫu chữ in hoa, nét 0,1cm màu vàng, chiều cao: 0,4cm. Dòng thứ 2 in: "BẢO VỆ DÂN PHỐ", mẫu chữ in hoa, nét đậm 0,2cm màu vàng, chiều cao 0,5cm.
Ở mắt sau của giấy chứng nhận có nền trắng, có hoa văn bảo vệ, hình huy hiệu Vì an ninh Tổ quốc và khung diềm màu xanh nhạt, nét trong mảnh, nét ngoài đậm.
Góc trên bên phải của giấy in, để ghi tên địa phương, theo thứ tự từ trên xuống: phường, thị trấn; Quận, huyện; Tỉnh, thành phố; Số giấy chứng nhận (dùng 3 chữ số bắt đầu từ số 001 theo từng phường, thị trấn; Số giấy chứng nhận với số ghi trên biển hiệu là cùng một số).
Phía dưới có khung, kích thước 3cmx4cm dùng để dán ảnh. Bên trái, theo trình tự từ trên xuống là: Quốc hiệu; chữ: CHỨNG NHẬN màu đỏ, chữ in hoa nét đậm 0,1cm, chiều cao 0,3cm; chữ: Ông, bà… dùng để ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm của Bảo vệ dân phố; Tiếp theo là: Chức vụ… dùng để ghi rõ: trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên…; dòng Ban Bảo vệ dân phố, khu phố cụm dân cư: dùng để ghi tên khu phố hoặc cụm dân cư của Ban Bảo vệ dân phố đó (Ví dụ: Khu phố I hoặc cụm dân cư 15); dòng tiếp theo ghi nơi cấp giấy (phường, thị trấn) và ngày, tháng, năm cấp giấy.
Ở dòng cuối cùng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, dành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên.
Khi không làm Bảo vệ dân phố nữa thì cá nhân có phải nộp lại Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố hay không?
Căn cứ điểm 2.2.2 khoản 2 Mục VII Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCA-BLDTBXH-BTC quy định về việc nộp lại Giấy chứng nhận bảo vệ dân phố như sau:
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ:
...
2. Trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố
...
2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:
...
2.2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu được cấp cho Bảo vệ dân phố. Khi không làm Bảo vệ dân phố nữa, người được cấp Giấy chứng nhận, Biển hiệu phải nộp lại cho Tổ, Ban Bảo vệ dân phố để nộp lại cho Ủy ban nhân dân phường. Khi mất hỏng phải báo với tổ, ban để truy tìm và đề nghị Ủy ban nhân dân phường xét cấp lại nếu không truy tìm được. Băng chức danh được để tại nơi làm việc của Tổ, Ban Bảo vệ dân phố. Khi làm nhiệm vụ, Bảo vệ dân phố phải mang đầy đủ Giấy chứng nhận, Biển hiệu, băng chức danh bảo vệ dân phố và có trách nhiệm bảo quản. Tuyệt đối không được cho người khác mượn, sử dụng Giấy chứng nhận, Biểu hiệu, Băng chức danh Bảo vệ dân phố.
...
Như vậy, khi không làm Bảo vệ dân phố nữa, người được cấp Giấy chứng nhận, Biển hiệu phải nộp lại cho Tổ, Ban Bảo vệ dân phố để nộp lại cho Ủy ban nhân dân phường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?