Mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Cách viết mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
Mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
Mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng là Mẫu số 06 ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023.
Tải về Mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng
Mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng? (Hình từ Internet)
Cách viết mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
Cách viết mẫu giấy biên nhận hồ sơ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, cụ thể như sau:
1: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố hoặc Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành địa phương và tương đương, công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
2: Ghi rõ số lượng tương ứng với tài liệu mà đoàn viên, người lao động nộp. Tài liệu nào không có thì đánh dấu X ở cột số lượng bản.
3: Ghi: bản chính hay bản sao; các nội dung khác cần lưu ý.
Lưu ý: giấy biên nhận đóng dấu treo của Công đoàn tiếp nhận.
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 sau đây:
(1) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(2) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Lưu ý về Quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?