Mẫu dự thảo sinh hoạt chuyên đề chi bộ? Dự thảo chuyên đề phải được sự thông qua của ai theo quy định?
Mẫu dự thảo sinh hoạt chuyên đề chi bộ? Dự thảo chuyên đề phải được sự thông qua của ai?
Căn cứ Mục 1 Phần II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ do Ban Tổ chức Trung ương ban hành có quy định như sau:
II. NỘI DUNG
1. Công tác chuẩn bị và các bước sinh hoạt chi bộ
1.1. Công tác chuẩn bị
...
b) Đối với sinh hoạt chuyên đề
- Hằng năm, chi bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
- Chi bộ phân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Đối với chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt bằng văn bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cách thức sinh hoạt nhưng phải bảo đảm chất lượng.
- Bí thư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề với đảng viên được phân công. Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.
Đối chiếu với quy định trên thì dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.
Tuy nhiên, hiện tại không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu dự thảo sinh hoạt chuyên đề chi bộ, do đó, chi bộ có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu dự thảo sinh hoạt chuyên đề chi bộ
Lưu ý: Có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp với đặc thù của chi bộ và chủ đề sinh hoạt.
Mẫu dự thảo sinh hoạt chuyên đề chi bộ? Dự thảo chuyên đề phải được sự thông qua của ai? (Hình từ Internet)
Mục đích, yêu cầu của việc sinh hoạt chi bộ là gì?
Mục đích, yêu cầu của việc sinh hoạt chi bộ được quy định tại Phần I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 như sau:
(1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, bí thư chi bộ và đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ.
Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong sinh hoạt chi bộ, nhất là chi bộ cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
(2) Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạt chi bộ; tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ.
(3) Chi ủy phải chuẩn bị tốt và thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ; nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện nghị quyết của chi bộ.
Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ, giữ gìn đoàn kết thống nhất, tình yêu thương đồng chí, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt và thực hiện tốt nhiệm vụ được chi bộ phân công.
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề chi bộ?
Dựa theo quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018, hoạt động sinh hoạt chuyên đề chi bộ được tiến hành theo trình tự như sau:
(1) Công tác chuẩn bị: Trước khi tiến hành sinh hoạt chuyên đề, chi bộ cần chuẩn bị:
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
- Phân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản.
Đối với chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt bằng văn bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cách thức sinh hoạt nhưng phải bảo đảm chất lượng.
- Bí thư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề với đảng viên được phân công.
Lưu ý: Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.
(2) Trình tự sinh hoạt: Chi bộ tiến hành sinh hoạt chuyên đề theo các bước dưới đây:
Bước 1: Mở đầu
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
- Cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ.
- Thông báo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do).
- Thông qua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ.
Bước 2: Tiến hành sinh hoạt
- Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.
- Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.
- Các đảng viên phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề.
- Đảng viên được phân công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu ý kiến tham gia để hoàn thiện.
Lưu ý: Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên trong chi bộ (chi bộ đông đảng viên có thể gửi tới tổ đảng) để nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Bước 3: Kết thúc
Bí thư chi bộ đánh giá việc chuẩn bị, chất lượng của chuyên đề; ý nghĩa, tác dụng của chuyên đề đối với chi bộ, đảng viên. Kết luận các nội dung cần tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuyên đề.
(3) Nội dung sinh hoạt chuyên đề: Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau:
- Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.
- Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.
- Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong chi bộ.
- Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chi bộ.
- Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên.
- Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?