Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam mới nhất? Cách viết đơn xin thăm gặp phạm nhân?
Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam mới nhất? Nộp đơn xin thăm gặp phạm nhân ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA có quy định như sau:
Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác
1. Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
...
Theo đó, thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Có thể tham khảo Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam
Lưu ý: Mẫu đơn chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam mới nhất? Cách viết đơn xin thăm gặp phạm nhân? (Hình từ Internet)
Cách viết đơn xin thăm gặp phạm nhân?
Cách viết đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam:
(1) Điền tên trại giam nơi phạm nhân đang bị giam giữ.
(2) Thông tin cá nhân người xin thăm gặp phạm nhân gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, nơi ĐKTT, chỗ ở hiện nay, đơn vị công tác, chức vụ.
(3) Thông tin của thân nhân đang bị giam gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, nơi ĐKTT, họ tên cha mẹ, hành vi phạm tội, ngày bị bắt, thời gian vào nhà tạm giữ/tạm giam, quan hệ với người xin được gặp.
(4) Nêu rõ lý do cần thăm gặp phạm nhân.
Đơn này cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.
* Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Người đến gặp phạm nhân phải thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA:
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác.
- Không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA.
- Phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi nếu có gửi đồ vật cho phạm nhân.
- Chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng đối với trường hợp gặp ở phòng riêng.
- Phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Nếu là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác.
- Nếu là người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
Những ai được phép vào thăm gặp phạm nhân?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định như sau:
Đối tượng được gặp phạm nhân
1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Theo đó, những người được phép vào thăm gặp phạm nhân đó là:
(1) Thân nhân của phạm nhân gồm:
- Ông, bà nội; ông, bà ngoại;
- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp;
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
- Anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng);
- Cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
(2) Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?