Mẫu đơn xin ở ký túc xá cho học sinh mới nhất như thế nào? Học sinh là người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tiếp nhận vào ở ký xá?
- Mẫu đơn xin ở ký túc xá cho học sinh mới nhất như thế nào?
- Học sinh là người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tiếp nhận vào ở ký xá của trường hay không?
- Học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường có những quyền hạn gì?
- Học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường học có những nghĩa vụ gì?
Mẫu đơn xin ở ký túc xá cho học sinh mới nhất như thế nào?
Ký túc xá (Hình từ Internet)
Khu ký túc xá là là nơi để học sinh tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý.
Các bậc phụ huỵnh và học sinh có thể tham khảo mẫu đơn xin vào ở ký túc xá sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin ở ký túc xá
Học sinh là người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tiếp nhận vào ở ký xá của trường hay không?
Đối tượng ưu tiên tiếp nhận vào ở ký túc xá hay nội trú được quy định tại Điều 4 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT như sau:
Đối tượng ưu tiên tiếp nhận ở nội trú
Khi tiếp nhận HSSV vào ở nội trú, trong trường hợp số người có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của khu nội trú thì thứ tự ưu tiên theo đối tượng HSSV như sau:
1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, HSSV khuyết tật.
2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người có công.
3. HSSV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
5. Con mồ côi cả cha và mẹ.
6. HSSV là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
7. HSSV nữ.
8. HSSV tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức.
Theo đó, học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên trong việc tiếp nhận vào ở ký túc xá hay còn gọi là tiếp nhận ở nội trú tại trường học.
Học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường có những quyền hạn gì?
Quyền hạn của học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường được quy định tại Điều 5 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT như sau:
Quyền của học sinh, sinh viên nội trú
1. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được ở và sử dụng các trang thiết bị trong khu nội trú theo hợp đồng nội trú đã ký với nhà trường (hoặc Trưởng ban quản lý khu nội trú) để phục vụ học tập và sinh hoạt.
2. Được tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do nhà trường tổ chức trong khu nội trú.
3. Được đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong khu nội trú.
4. Được kiến nghị với Trưởng ban quản lý khu nội trú và nhà trường các giải pháp để góp phần xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên trưởng ban quản lý khu nội trú của nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV trong khu nội trú.
Theo đó, học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường học có những quyền hạn sau đây:
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được ở và sử dụng các trang thiết bị trong ký túc xá theo hợp đồng nội trú đã ký với nhà trường (hoặc Trưởng ban quản lý khu nội trú) để phục vụ học tập và sinh hoạt.
- Được tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do nhà trường tổ chức trong ký túc xá.
- Được đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong ký túc xá.
- Được kiến nghị với Trưởng ban quản lý ký túc xá và nhà trường các giải pháp để góp phần xây dựng khu ký túc xá văn minh, sạch đẹp, an toàn; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên trưởng ban quản lý ký túc xá của nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của học sinh trong ký túc xá.
Học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường học có những nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của học sinh được tiếp nhận vào ở tại ký túc xá của trường được quy định tại Điều 6 Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT như sau:
- Thực hiện đăng ký tạm trú theo đúng quy định của Luật Cư trú 2020. Nếu vắng mặt tại khu nội trú quá 1 ngày phải báo với Ban quản lý ký túc xá.
- Chấp hành các quy định của ký túc xá về việc tiếp khách trong phòng ở, giờ tự học, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, không gây ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của học sinh khác trong phòng ở và khu ký túc xá. Đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong ký túc xá.
- Tiết kiệm điện, nước, phòng chống cháy nổ, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung trong ký túc xá.
- Nộp đủ và đúng hạn phí ký túc xá theo quy định trong hợp đồng.
- Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của ký túc xá phải bồi thường theo quy định của Ban quản lý ký túc xá.
- Phản ánh kịp thời các vụ việc xảy ra trong ký túc xá liên quan đến học sinh vi phạm nội quy, quy chế và các đề xuất, kiến nghị chính đáng với Ban quản lý ký túc xá.
- Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, các hoạt động khác do nhà trường hoặc Ban quản lý ký túc xá tổ chức; tích cực tham gia xây dựng khu ký túc xá văn minh, sạch đẹp, an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?