Mẫu đơn tố cáo cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thể? Thâm hụt tiền từ thiện bị xử lý thế nào?

Từ thiện là một hoạt động ý nghĩa thể hiện tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta, tuy nhiên một số cá nhân đã lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi về bản thân. Vậy cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thể sẽ bị xử lý như thế nào? Mẫu đơn tố cáo thâm hụt tiền từ thiện ra sao?

Quỹ từ thiện là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
...

Như vậy, Quỹ từ thiện là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Mẫu đơn tố cáo cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thể?

Mẫu đơn tố cáo cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thể? (Hình từ Internet)

Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu sẽ bị xử lý thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
2. Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
3. Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, tiền quyên góp từ thiện phải được phân phối đến người dân cần giúp đỡ theo luật định. Hành vi chiếm đoạt, phận phân, sử dụng tiền từ thiện sai mục đích là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 10 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ:

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn;

- Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng;

- Tráo đổi hàng cứu trợ.

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:

- Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được;

- Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng đối với cá nhân và 20 triệu đồng đối với tổ chức.

Cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thể bị xử lý như thế nào?

- Xử phạt vi phạm hành chính:

Trường hợp quyên góp tiền của người khác với lý do làm từ thiện nhưng lại không dùng khoản tiền đó cho mục đích từ thiện mà nhằm chiếm đoạt thì căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm. Nếu là người vi phạm là người nước ngoài thì trục xuất.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong đó, cần xác định "hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền từ thiện" có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện.

* Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 174 .

Theo đó, thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội.

Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân tùy theo trường hợp được quy định tại Điều 174.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

* Đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Theo đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vạy, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tải về Mẫu đơn tố cáo cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thế.

Tiền từ thiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiền từ thiện có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo cá nhân thâm hụt tiền từ thiện của tập thể? Thâm hụt tiền từ thiện bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Sao kê là gì? Sao kê tài khoản ngân hàng là gì? Tổ chức nhận tiền từ thiện có bắt buộc phải sao kê tài khoản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền từ thiện
139 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền từ thiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền từ thiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào