Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay?
- Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm những gì?
- Trình tự phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được quy định thế nào?
- Mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp là bao nhiêu?
Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay?
Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 58/2018/NĐ-CP thì mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay tại đây
Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm những tài liệu như sau:
+ Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ.
+ Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản.
+ Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ là tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Trình tự phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, trình tự phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp lập hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ và gửi (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp.
(2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa bàn được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, hồ sơ đề nghị phê duyệt đối tượng được hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi và báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm định, tổng hợp danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(4) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Quyết định này được gửi đến Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có liên quan.
(5) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện niêm yết công khai danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thông báo trên hệ thống thông tin, truyền thông của xã và sao gửi cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp yêu cầu.
Mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được xác định như sau:
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?