Mẫu Đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của cá nhân trực tiếp tham gia đơn vị? Tải mẫu?
- Mẫu Đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của cá nhân trực tiếp tham gia đơn vị? Tải mẫu?
- Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong được quy định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh, cấp huyện thành lập, quản lý và sử dụng ra sao?
Mẫu Đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của cá nhân trực tiếp tham gia đơn vị? Tải mẫu?
Mẫu Đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của cá nhân trực tiếp tham gia đơn vị là Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BNV.
Tải về Mẫu Đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của cá nhân trực tiếp tham gia đơn vị.
Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 18/2014/TT-BNV quy định về phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong như sau:
Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong
1. Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong gồm tên gọi và ký hiệu (nếu có):
a) Tên gọi của đơn vị thanh niên xung phong trong các thời kỳ được xác định theo các tiêu chí quy định tại Chương II Thông tư này;
b) Ký hiệu của đơn vị thanh niên xung phong được xác định theo chữ cái gắn liền với dãy chữ số có ý nghĩa lịch sử hoặc đặc thù riêng về đơn vị thanh niên xung phong.
2. Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong là căn cứ để cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong đề nghị cấp có thẩm quyền:
a) Xác nhận sự tham gia phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Đề nghị giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong quy định tại Khoản 2 Điều này gồm:
a) Thanh niên dưới 18 tuổi là người tình nguyện tham gia thanh niên xung phong và được tổ chức chấp thuận;
b) Thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia thanh niên xung phong;
c) Người trên 30 tuổi được huy động tham gia thanh niên xung phong để làm nhiệm vụ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật.
Theo đó, phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong gồm các nội dung:
(1) Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong gồm tên gọi và ký hiệu (nếu có):
- Tên gọi của đơn vị thanh niên xung phong trong các thời kỳ được xác định theo các tiêu chí quy định tại Chương II Thông tư này;
- Ký hiệu của đơn vị thanh niên xung phong được xác định theo chữ cái gắn liền với dãy chữ số có ý nghĩa lịch sử hoặc đặc thù riêng về đơn vị thanh niên xung phong.
(2) Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong là căn cứ để cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong đề nghị cấp có thẩm quyền:
- Xác nhận sự tham gia phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Đề nghị giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(3) Cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong quy định tại Khoản 2 Điều này gồm:
- Thanh niên dưới 18 tuổi là người tình nguyện tham gia thanh niên xung phong và được tổ chức chấp thuận;
- Thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia thanh niên xung phong;
- Người trên 30 tuổi được huy động tham gia thanh niên xung phong để làm nhiệm vụ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật.
Mẫu Đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của cá nhân trực tiếp tham gia đơn vị? Tải mẫu? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh, cấp huyện thành lập, quản lý và sử dụng ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 18/2014/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2024/TT-BNV quy định về trình tự, thủ tục xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thành lập, quản lý và sử dụng như sau:
(1) Ban liên lạc đơn vị hoặc cá nhân trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ tại đơn vị hoặc các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh.
(2) Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ và có văn bản gửi Sở Nội vụ xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong.
(3) Trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong nếu đơn vị có đủ điều kiện xác nhận hoặc trả lời bằng văn bản nếu đơn vị không đủ điều kiện xác nhận.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính tiền nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức cấp xã khi tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng dành cho chủ điểm là cá nhân?
- Viết đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3? Đoạn văn miêu tả một món đồ chơi gắn bó với em lớp 3 hay nhất, sinh động?
- Quyết định 614/QĐ-BVHTTDL quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất bản, In và Phát hành như thế nào?
- Lễ hội Đền Hùng 2025 ngày nào? Phần lễ quan trọng nhất của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì? Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào lúc nào?