Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện nay là mẫu nào?
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì phải nộp hồ sơ đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với kết quả xác định trước thì có được quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả không?
Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ
Trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:
1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
2. Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
3. Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Như vậy, mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại đây.
Mẫu đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì phải nộp hồ sơ đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ
...
2. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
...
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
b) Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
c) Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì phải nộp hồ sơ đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với kết quả xác định trước thì có được quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả không?
Việc yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả xác định trước xuất xứ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ
...
2. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
...
2. Cơ quan hải quan căn cứ quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các thông tin, chứng từ liên quan do người khai hải quan cung cấp để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan và có văn bản thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trước. Trường hợp không đủ cơ sở hoặc thông tin để xác định theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan hoặc đề nghị bổ sung thông tin, chứng từ liên quan.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước, nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước thì có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả xác định trước. Cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét và trả lời kết quả cho người khai hải quan trong thời hạn quy định.
4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước có giá trị pháp lý để cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục, thời hạn xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thời hạn giải quyết yêu cầu xem xét lại kết quả xác định trước; thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì có thể yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?