Mẫu đơn đề nghị trả lại Giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào? Thời hạn giải quyết thủ tục bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị trả lại Giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).
3. Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo Mẫu 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, Mẫu đơn đề nghị trả lại Giấy phép tài nguyên nước là Mẫu 10 Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm các nội dung sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị trả lại Giấy phép tài nguyên nước mới nhất tại đây: Tải về
Lưu ý: Tại mục "Tên cơ quan cấp phép": Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh/Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP).
Mẫu đơn đề nghị trả lại Giấy phép tài nguyên nước là mẫu nào? Thời hạn giải quyết thủ tục bao lâu? (hình từ internet)
Thời hạn giải quyết thủ tục đề nghị trả lại Giấy phép tài nguyên nước là bao lâu?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước
Chủ giấy phép nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép cho cơ quan đã cấp giấy phép trước đó. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền ký Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Theo đó, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền ký Quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Việc trả lại Giấy phép tài nguyên nước được thực hiện trong trường hợp nào?
Tại Điều 26 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng quy mô công trình thay đổi dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép trả lại giấy phép đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép mới.
3. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
4. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Như vậy, giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
Các loại giấy phéo tài nguyên nước được quy định tại Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP bao gồm:
Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Chiếu theo quy định này thì giấy phép tài nguyên nước bao gồm:
(1) Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;
(2) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;
(3) Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Cũng theo quy định này thì giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
- Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
- Nguồn nước thăm dò, khai thác;
- Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
- Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?