Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là mẫu nào?
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh là cơ quan nào nào?
- Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh có hành vi xâm phạm quyền của người bệnh thì có bị đình chỉ hoạt động chuyên môn không?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn được quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
...
6. Hồ sơ đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật mới của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Bản chính Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp.
7. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc đã bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh, gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hoạt động bị hư hỏng (nếu có).
Như vậy, mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 50/2019/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng tại đây.
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh là cơ quan nào nào?
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 Nghị định này, được lập thành 01 bộ gửi đến Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp để chuyển đến Phòng/Ban quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Phòng/Ban quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi hồ sơ đề nghị của cơ sở và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị về Cục Quân y trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc chuyển dữ liệu điện tử.
3. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quân y phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi trong hồ sơ đề nghị.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quân y tiến hành xét duyệt hồ sơ và hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
...
Như vậy, theo quy định, cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thể nộp hồ sơ đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đến Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp để chuyển đến Phòng/Ban quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh có hành vi xâm phạm quyền của người bệnh thì có bị đình chỉ hoạt động chuyên môn không?
Các trường hợp người hành nghề khám bệnh chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn được quy định tại Điều 28 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động chuyên môn do sai sót chuyên môn kỹ thuật
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật khám bệnh, chữa bệnh; hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 29 của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì bị đình chỉ hoạt động chuyên môn.
2. Mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74, Điều 75 của Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ của người hành nghề.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật
1. Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định đã có một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
c) Xâm phạm quyền của người bệnh.
2. Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng có hành vi xâm phạm quyền của người bệnh thì có thể bị đình chỉ hoạt động chuyên môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?