Mẫu đơn đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu B7 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải về: Mẫu đơn đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu đơn đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 162/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;
b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;
c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.
2. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm mới.
Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung gồm những tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;
- Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;
- Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.
Nếu thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác thì Hồ sơ đề nghị phải kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.
Thời hạn chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 162/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung
...
3. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ có trách nhiệm xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ. Trường hợp nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chuyển địa điểm sinh hoạt tôn giáo đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm còn có trách nhiệm gửi kèm bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.
Văn bản thông báo nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung là trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm.
Nếu trường hợp thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ có trách nhiệm xin ý kiến UBND cấp huyện về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Trong 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến hợp lệ của UBND cấp xã thì UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Trong 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của UBND cấp huyện thì UBND cấp xã trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm, trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?