Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải?
Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào?
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải (Hình từ Internet)
Đơn đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải là một thành phần trong hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
...
5. Thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải: Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải khu vực hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
...
Theo đó, văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải
Chủ đầu tư phải được phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải trước khi tiến hành xây dựng, thi công công trình hàng hải đúng không?
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;
b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;
c) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.
...
Theo đó, trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải?
Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
...
3. Cảng vụ hàng hải phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải; riêng đối với các công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, cảng vụ hàng hải phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
- Trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam đối với trường hợp xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác.
- Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải;
+ Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, việc phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải còn được quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
- Quyết định phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải của Cảng vụ hàng hải phải ghi rõ:
+ Thông tin chung về công trình, dự án;
+ Thời gian bàn giao mặt bằng;
+ Thời gian thi công, xây dựng;
+ Biện pháp thi công;
+ Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;
+ Việc lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu;
+ Phương án tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát và các nội dung cần thiết khác.
- Trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan;
+ Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt theo quyết định của chủ đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?