Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đối tượng liên kết giáo dục?
Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài mới nhất như thế nào? Tải mẫu?
Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài mới nhất hiện nay là Mẫu số 01 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP (sửa đổi Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP) như sau:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
Lưu ý: Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
(Điều 11 Nghị định 86/2018/NĐ-CP)
Đối tượng nào được liên kết giáo dục theo quy định?
Đối tượng liên kết giáo dục được quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP bao gồm:
(1) Bên Việt Nam:
Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
(2) Bên nước ngoài:
- Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài:
+ Có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp
+ Có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
- Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.
Mẫu Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đối tượng liên kết giáo dục? (Hình từ Internet)
Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp và liên kết giáo dục
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục:
a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
d) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
đ) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
e) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
g) Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; cơ sở vật chất, thiết bị; danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn; đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có); biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí; sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
...
Theo đó, đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Sự cần thiết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết;
- Cơ sở vật chất, thiết bị;
- Danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn;
- Đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh;
- Văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có);
- Biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học và người lao động;
- Bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí;
- Sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính;
- Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết;
- Trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
>> Tải về Mẫu Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm thuế là gì? Người nộp thuế cần chuẩn bị giấy tờ gì trong hồ sơ đề nghị giảm thuế? Thời hạn giải quyết hồ sơ?
- Mẫu Kế hoạch xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Đảng ủy cơ sở là mẫu nào? Tải về mẫu kế hoạch?
- Viết bài văn biểu cảm về ngày Tết cổ truyền hay, chọn lọc? Viết bài cảm nghĩ về ngày Tết? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Lịch Countdown 2025 chi tiết như thế nào? Countdown 2025 tổ chức vào thời gian nào, ở đâu?
- Viết đoạn văn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? Mẫu viết đoạn văn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh trung học?