Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh là mẫu nào?
- Thời hạn điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh là bao lâu?
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong trường hợp nào?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh được thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh là bao lâu?
Thời hạn điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán được hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh phải thực hiện đăng ký thành viên giao dịch. Trường hợp không đăng ký thành viên giao dịch, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.
7. Việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do bổ sung hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được thực hiện theo quy định tương ứng đối với việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh quy định tại Điều 4, khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong trường hợp nào?
Trường hợp chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động;
b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
3. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấm dứt bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thực hiện công bố thông tin và gửi thông báo cho khách hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau đây:
(1) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động;
(2) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?