Mẫu đơn đề nghị của Ban liên lạc đơn vị mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 13? Tải về mẫu đơn đề nghị ở đâu?
- Mẫu đơn đề nghị của Ban liên lạc đơn vị mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 13? Tải về mẫu đơn đề nghị ở đâu?
- Ban liên lạc đơn vị đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh quản lý thì gửi hồ sơ về đâu?
- Tên gọi và ký hiệu đơn vị thanh niên xung phong được xác định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị của Ban liên lạc đơn vị mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 13? Tải về mẫu đơn đề nghị ở đâu?
Mẫu đơn đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong của Ban liên lạc đơn vị mới nhất là mẫu số 01 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BNV có quy định như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị của Ban liên lạc đơn vị mới nhất tại đây. Tải về
Mẫu đơn đề nghị của Ban liên lạc đơn vị mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 13? Tải về mẫu đơn đề nghị ở đâu? (Hình từ Internet)
Ban liên lạc đơn vị đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh quản lý thì gửi hồ sơ về đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 18/2014/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2024/TT-BNV có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thành lập, quản lý và sử dụng
1. Ban liên lạc đơn vị hoặc cá nhân trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ tại đơn vị hoặc các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh.
2. Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ và có văn bản gửi Sở Nội vụ xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong.
3. Trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong nếu đơn vị có đủ điều kiện xác nhận hoặc trả lời bằng văn bản nếu đơn vị không đủ điều kiện xác nhận.
Theo đó, Ban liên lạc đơn vị hoặc cá nhân trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ tại đơn vị hoặc các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2014/TT-BNV bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh.
Do đó, Ban liên lạc đơn vị đề nghị xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong do cấp tỉnh quản lý và sử dụng có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2014/TT-BNV bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Hội Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh hoặc Ban liên lạc Cựu thanh niên xung phong cấp tỉnh.
Tên gọi và ký hiệu đơn vị thanh niên xung phong được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2014/TT-BNV có quy định về phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong như sau:
Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong
1. Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong gồm tên gọi và ký hiệu (nếu có):
a) Tên gọi của đơn vị thanh niên xung phong trong các thời kỳ được xác định theo các tiêu chí quy định tại Chương II Thông tư này;
b) Ký hiệu của đơn vị thanh niên xung phong được xác định theo chữ cái gắn liền với dãy chữ số có ý nghĩa lịch sử hoặc đặc thù riêng về đơn vị thanh niên xung phong.
2. Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong là căn cứ để cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong đề nghị cấp có thẩm quyền:
a) Xác nhận sự tham gia phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Đề nghị giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong quy định tại Khoản 2 Điều này gồm:
a) Thanh niên dưới 18 tuổi là người tình nguyện tham gia thanh niên xung phong và được tổ chức chấp thuận;
b) Thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia thanh niên xung phong;
c) Người trên 30 tuổi được huy động tham gia thanh niên xung phong để làm nhiệm vụ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật.
Theo đó, tên gọi của đơn vị thanh niên xung phong trong các thời kỳ được xác định theo các tiêu chí quy định tại Chương II Thông tư 18/2014/TT-BNV;
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì ký hiệu của đơn vị thanh niên xung phong được xác định theo chữ cái gắn liền với dãy chữ số có ý nghĩa lịch sử hoặc đặc thù riêng về đơn vị thanh niên xung phong.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Chương trình “Hẹn ước Bắc Nam” và trình chiếu ánh sáng bằng Drone sẽ được tổ chức tại đâu?
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ? Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng điệp ngữ? Nhiệm vụ của học sinh?
- 5 trường hợp không được tập sự hành nghề đấu giá? Nội dung tập sự hành nghề đấu giá bao gồm những gì?
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Cuộc đua xe đạp Cúp truyền hình lần thứ 37 có chủ đề là gì?
- Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư là gì?