Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là mẫu nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là mẫu nào?
- Bộ Công thương xem xét cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong thời gian bao lâu?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm không?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là Mẫu số 1 được ban hành kèm theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP.
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công thương xem xét cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP về trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu:
Bước 1: Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về Bộ Công Thương.
Bước 2: Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Bước 3: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP cho thương nhân.
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hợp lệ, Bộ Công thương xem xét, thẩm định và cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Lưu ý: Bộ hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê, danh sách tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ kinh doanh xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Bộ Công thương xem xét cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
1. Được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm.
2. Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
3. Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
4. Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
5. Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm.
Trong đó, căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP thì:
Thương nhân đầu mối bao gồm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.
Doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu được quyền xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm cân đối nguồn xăng dầu cung cấp cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?