Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm cần những gì?
- Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm?
- Việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định như thế nào?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay?
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm mới nhất tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị cấp phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm cần những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Giấy phép xây dựng công trình đường dây ngầm, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Một trong các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình;
c) Thỏa thuận về hướng tuyến với cơ quan quản lý quy hoạch địa phương nếu công trình đó chưa được xác định trong quy hoạch đô thị được phê duyệt;
d) Bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật.
...
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu hướng dẫn cụ thể trên;
- Một trong các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình;
- Thỏa thuận về hướng tuyến với cơ quan quản lý quy hoạch địa phương nếu công trình đó chưa được xác định trong quy hoạch đô thị được phê duyệt;
- Bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm?
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Giấy phép xây dựng công trình đường dây ngầm, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật
...
2. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật cấp I, II;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật còn lại.
3. Đơn đề nghị cấp phép và giấy phép xây dựng được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm cấp I, II;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm còn lại.
Việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định như thế nào?
Việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 39/2010/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
...
5. Việc xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định sau:
a) Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;
b) Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Như vậy, việc xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm phải tuân thủ các quy định sau:
- Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;
- Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?