Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài được quy định tại Mẫu số 20 ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Xuất bản 2012 như sau:
In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
...
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo mẫu quy định;
b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
d) Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt;
đ) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng dấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Giám đốc cơ sở in chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in xuất bản phẩm in gia công. Tổ chức, cá nhân đặt in gia công chịu trách nhiệm về bản quyền đối với xuất bản phẩm đặt in gia công.
6. Xuất bản phẩm in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%; trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;
- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in.
Xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được chứa những nội dung nào?
Yêu cầu đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Xuất bản 2012 như sau:
In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 32 của Luật này được in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
2. Nội dung xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định:
Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được chứa những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản sau đâu:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước;
Kích động bạo lực;
Truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;
Xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc;
Không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?